11 lưu ý để có bài thi tốt nghiệp môn Toán đạt điểm cao năm 2022

» Khóa học » KHÓA HỌC THÊM TOÁN TỪ LỚP 10-12

11 lưu ý để có bài thi tốt nghiệp môn Toán đạt điểm cao năm 2022
Thứ năm - 07/07/2022 07:28

11 lưu ý để có bài thi tốt nghiệp môn Toán đạt điểm cao Trước ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2021, các giáo viên Tổ Toán của Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) đã đưa ra một số lưu ý đối với thí sinh khi làm bài thi môn Toán. Cần đọc từng câu chữ và suy ngẫm về đề (câu hỏi, câu trả lời), đọc đề bài nhiều lần. Cần chú ý các câu có cụm từ phủ định trong câu hỏi, câu trả lời, các câu đúng, sai; các câu hỏi lý thuyết phải đọc kĩ từng từ, cụm từ để tránh chọn phải phương án nhiễ

11 lưu ý để có bài thi tốt nghiệp môn Toán đạt điểm cao

11 lưu ý để có bài thi tốt nghiệp môn Toán đạt điểm cao

11 lưu ý để có bài thi tốt nghiệp môn Toán đạt điểm cao

Trước ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2021, các giáo viên Tổ Toán của Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) đã đưa ra một số lưu ý đối với thí sinh khi làm bài thi môn Toán.

Cần đọc từng câu chữ và suy ngẫm về đề (câu hỏi, câu trả lời), đọc đề bài nhiều lần.

Cần chú ý các câu có cụm từ phủ định trong câu hỏi, câu trả lời, các câu đúng, sai; các câu hỏi lý thuyết phải đọc kĩ từng từ, cụm từ để tránh chọn phải phương án nhiễu.

2) Không làm bài thi tuần tự: Khi nhận đề thi, đọc lướt toàn bộ đề thi để phân loại các câu hỏi trong đề và làm đề theo thứ tự các nhóm câu sau:

- Nhóm 1: Gồm các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu (gồm các câu dễ và câu trung bình). Đây là nhóm các câu hỏi mà đa số thí sinh đều làm được ngay, không mất nhiều thời gian tính toán, tư duy.

- Nhóm 2: Gồm các câu hỏi vận dụng (gồm các câu hỏi trên trung bình, cận khó). Đây là nhóm câu hỏi mà thí sinh phải có một số bước tính toán, tư duy một chút.

- Nhóm 3: Gồm các câu vận dụng cao (gồm các câu khó và rất khó). Đây là nhóm câu hỏi phải tư duy nhiều nhất, khối lượng tính toán nhiều, thời gian cần cho mỗi câu là nhiều và rất nhiều, phương pháp giải toán có tính đột phá, khác lạ.

Tóm lại: Đọc, soát đề - Chia nhóm câu hỏi - Làm bài thi theo nhóm câu hỏi.

3) Tính toán và bấm máy tính cẩn thận:

Nếu có thể mỗi phép tính nên thêm một lần tính nữa, khi đó sẽ khắc phục được các sai sót, tính chính xác sẽ cao hơn. Sử dụng máy tính bỏ túi một cách hợp lý (đúng bài, đúng chức năng) để giải toán.

4) Phân bổ thời gian làm bài hợp lý:

Thí sinh cần tránh việc mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi.

- Các câu từ 1 đến 30 (thời gian cần ít)

- Các câu từ 31 đến 40 (thời gian vừa phải)

- Các câu từ 41 đến 50 (cần nhiều thời gian cho mỗi câu)

Thí sinh có thể áp dụng cách phân bổ sau: Câu dễ làm tối đa 1 phút; Câu ở mức trung bình làm tối đa 2 phút; Câu khó làm tối đa 3 phút; Câu rất khó làm tối đa 5 phút (nếu không làm được thì phải bỏ qua luôn, không sa đà, cố làm). Để kiểm soát và ước lượng thời gian được chính xác, thí sinh nên mang theo đeo đồng hồ trong kỳ thi.

5) Làm đến đâu tô đáp án đến đó:

Hết sức tránh làm toàn bộ bài vào đề thi rồi sau đó mới tô đáp án từ đề thi vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Cẩn thận để tránh việc tô nhầm, lệch đáp án trong đề thi với phiếu trả lời trắc nghiệm.

6) Tô đậm, kín đáp án: Nếu tô mờ đáp án máy sẽ không chấm, hoặc dễ chấm sót.

Thí sinh lưu ý, khi tô sai đáp án phải tẩy thật kĩ, sạch, bởi nếu không tẩy hết máy sẽ hiểu là tô 2 đáp án cho một câu hỏi và sẽ không chấm các câu như vậy.


7) Phương châm làm bài: Làm đến đâu đúng và đạt điểm đến đó, thiên về chất hơn là số lượng (hay nói cách khác làm thật đúng những câu có thể làm được).
Sau khi đã làm xong các câu ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, nếu không làm được các câu vận dụng cao thì dành thời gian để kiểm tra lại các câu nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Các câu vận dụng cao có thể chọn đáp án theo phán đoán, phân tích loại trừ của mình, tuyệt đối không để trống câu vận dụng cao nào, tức tất cả các câu đều phải tô đáp án.

8) Phương pháp giải toán linh hoạt: Khi làm bài trắc nghiệm, chú ý đến phương pháp loại trừ; có thể sử dụng các phương án A, B, C, D như là một phần dữ kiện của bài để giải toán.

Hết sức tránh câu nào cũng làm tự luận rồi chọn đáp án, khi đó tốc độ làm bài chậm, không đủ thời gian để làm các câu khác.

Phương pháp giải toán linh hoạt cho từng câu:

- Có câu làm tự luận để chọn đáp án

- Có câu làm tự luận một phần và kết hợp với các phương án A, B, C, D để chọn đáp
án

- Có câu không làm tự luận: sử dụng máy tính bỏ túi, phương pháp loại trừ, thay ngược
các phương án vào đề bài để chọn đáp án.

- Nếu quá khó không làm được, có thể chọn đáp án ngẫu nhiên.

9) Khi làm các bài toán hình học không gian, chú ý vẽ hình đúng để thuận lợi cho tư duy (tưởng tượng không gian) và tìm ra lời giải bài toán. Có thể sử dụng phương pháp tọa độ (tọa độ hóa) để giải toán.

10) Đối với các bài toán có tham số, chú ý đến phương pháp đặt ẩn phụ, phương pháp cô lập tham số, phương pháp chiều biến thiên, phương pháp hàm đặc trưng trong quá trình giải toán.

11) Đối với bài toán thực tế: Ghi nhớ và sử dụng các công thức để giải toán(bài toán gửi tiết kiệm, chuyển động, tính diện tích, thể tích,…). Đặt biến và biểu thị các đại lượng qua biến để xác định hàm số qua biến được chọn, sau đó khảo sát hàm số được thiết lập.

Tổ Toán của Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội


Bài viết liên quan

 
Hỗ trợ trực tuyến
Dịch vụ
Thầy Đức
0915.81.88.55